Nguyên nhân tuyệt chủng Bồ_câu_viễn_khách

Bồ câu viễn khách, Ectopistes migratorius, con non (trái), trống (giữa), mái (phải).

Sự tuyệt chủng của loài bồ câu viễn khách có nhiều nguyên nhân. Trước hết, lý do chính yếu là việc khai thác thương mại thịt bồ câu.[4] Các nghiên cứu hiện tại tập trung vào sự tàn phá môi trường sống của loài bồ câu.

Ngay cả trước thời thực dân, người da đỏ cũng thỉnh thoảng sử dụng thịt bồ câu. Trong những năm đầu thế kỷ 19, thợ săn thương mại bắt đầu giăng lưới và bắn những con chim này để bán cho các chợ trong thành phố, cũng như sử dụng như mục tiêu di động để tập bắn hay thậm chí là sử dụng như phân bón nông nghiệp.

Khi thịt bồ câu trở nên phổ biến, thợ săn thương mại bắt đầu săn bắn chúng trên quy mô khổng lồ. Họa sĩ vẽ chim John James Audubon mô tả sự chuẩn bị cho cuộc tàn sát:

"Rất ít bồ câu sau đó đã được nhìn thấy, nhưng một số lượng rất lớn những người, với ngựa và xe, súng và đạn dược, đã dựng các khu cắm trại ở biên giới. Hai nông dân đến từ vùng lân cận Russelsville, cách xa chỗ này hơn một trăm dặm, đã chở đến 300 con lợn, được vỗ béo bằng thịt bồ câu bị tàn sát. Ở đây và ở đằng kia, người ta được thuê để vặt lông và ướp muối tất cả những gì thu được, họ ngồi giữa những con chim chất thành đống lớn."[9]

Tổ của bồ câu viễn khách.

Bồ câu được vận chuyển trên các toa tàu đến các thành phố phía Đông. Tại New York, năm 1805, một cặp bồ câu có giá 2 xu Mỹ. Nô lệ và người lao động trong thế kỷ 18 và 19 ở Mỹ thường không ăn loại thịt nào khác. Những năm 1850, người ta nhận thấy dường như số lượng loài chim này đã giảm, nhưng sự tàn sát vẫn diễn ra, và còn diễn ra mạnh hơn khi đường sắt và điện báo phát triển sau Nội chiến Hoa Kỳ.

Tổ và trứng của bồ câu viễn khách Ectopistes migratoriusBồ câu viễn khách non.

Một lý do khác dẫn đến sự tuyệt chủng đó là nạn phá rừng. Loài chim di cư và sinh sôi với số lượng khổng lồ, thoả mãn nhu cầu của loài ăn thịt trước khi có bất kỳ tác động tiêu cực đáng kể nào lên đàn chim. Số lượng của chúng giảm đồng thời với việc môi trường sống bị phá huỷ, loài chim này không còn có thể dựa vào số lượng lớn để tự bảo vệ. Không có cơ chế bảo vệ này, nhiều nhà sinh vật học tin rằng, chúng không thể sống sót.

Loài chim này có thể đã bị nhiễm bệnh Newcastle, một căn bệnh truyền nhiễm trên các loài chim và gia cầm; dù căn bệnh này đến năm 1926 mới được xác định, nó được cho là một trong những yếu tố dẫn đến sự tuyệt chủng của chim bồ câu viễn khách.

Nỗ lực phục hồi loài này bằng việc nhân giống những cá thể được nuôi nhốt không thành công. Bồ câu viễn khách là loài chim có tính bầy đàn thực hiện trú ẩn tập thểgiao phối tập thể và cần có số lượng lớn để có điều kiện giao phối tối ưu. Không thể phục hồi lại loài này nếu chỉ có một vài con chim nuôi nhốt, chúng bắt đầu yếu đi và chết dần. Không có dữ liệu chính xác được ghi nhận, người ta chỉ có thể dự đoán kích thước và số lượng trong các khu vực làm tổ. Mỗi địa điểm có thể bao phủ diện tích hàng ngàn mẫu và những con chim bồ câu đông đúc trong vùng nơi mỗi cái cây có thể đếm được hàng trăm cái tổ. Một vùng làm tổ lớn ở Wisconsin đã được ghi nhận bao phủ 850 dặm vuông, và số chim ước tính khoảng 136.000.000 con. Kỹ năng sinh tồn của chúng dựa trên số đông.

Một con Bồ câu viễn khách trẻ.

Chúng an toàn trong đàn lớn với số lượng hàng trăm ngàn con. Khi đạt đến số lượng khổng lồ, mối nguy hiểm do các loài ăn thịt (như sói, cáo, chồn và diều hâu) sẽ giảm xuống so với cả đàn. Lối sống này và việc sinh sản tập thể trở nên rất nguy hiểm khi con người bắt đầu săn bắn chúng. Khi bồ câu viễn khách tập trung với số lượng lớn, nhất là trong khu vực làm tổ lớn, người ta có thể dễ dàng tàn sát chúng với số lượng lớn trước khi chúng kịp tái sinh sản.[10]

Sự tuyệt chủng của loài bồ câu viễn khách đã dấy lên sự quan tâm của cộng đồng với phong trào bảo tồn dẫn đến sự ra đời của các đạo luật mới và tiến hành ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài khác.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bồ_câu_viễn_khách http://web.ncf.ca/bz050/HomePage.pigeon.html http://www.findarticles.com/p/articles/mi_qa4128/i... http://lifeofbirds.com/2007/01/06/was-martha-the-l... http://www.ringneckdove.com/Wilmer's%20WebPage/mou... http://www.sciencenetlinks.com/pdfs/pigeons1_actsh... http://www.birds.cornell.edu/clementschecklist/dow... http://www.si.edu/Encyclopedia_SI/nmnh/passpig.htm http://elibrary.unm.edu/sora/Auk/v077n04/p0399-p04... http://darwin.biology.utah.edu/PubsHTML/ClaytonPDF... http://mdc.mo.gov/nathis/birds/doves/